Saffron là thảo dược quý hiếm với rất nhiều lợi ích sức khỏe được ứng dụng hơn 3000 năm nay. Bạn đã nghe người ta nhắc nhiều đến tác dụng của nhụy hoa nghệ tây nhưng không thực sự hiểu nó là gì, công dụng như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về Saffron một cách đầy đủ và thú vị nhất. Hãy cùng dành một chút thời gian để tìm hiểu saffron là gì và những điều bạn cần biết về nó nhé!
Khái niệm Saffron
Saffron là sản phẩm nhụy hoa cây nghệ tây sấy khô chứa nhiều giá trị dược chất cao. Saffron có mùi thơm và hương vị đặc trưng khác so với các loại gia vị khác, rất khó để miêu tả bằng lời một cách chính xác, gần như là hương cỏ khô.
Giống như những loại vang xuất sắc nhất thế giới được sản xuất tại những nơi có thổ nhưỡng khô cằn nhất. Saffron cao cấp nhất chỉ có được khi trồng tại Iran, đặc biệt là ở khu vực Mashhad, Khorasan. Nơi đây có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu vô cùng thuận lợi – là khu vực lý tưởng để trồng loại cây này. Tuy đã được nhân giống đem canh tác ở các vùng khác với điều kiện trồng trọt khác nhau, nhưng chỉ có saffron đến từ Khorasan đạt chất lượng cao nhất với hàm lượng dưỡng chất vượt trội nhất.
Một trong những khác biệt quan trọng nhất giữa Iran với quốc gia khác là quy trình canh tác hữu cơ và tính đồng nhất về tốc độ tăng trưởng của cây cũng như của chất lượng sản phẩm. Quy trình canh tác được tích luỹ, kế thừa, và cải thiện qua hàng ngàn năm lịch sử trên những bình nguyên tại Iran giờ được áp dụng cho hàng trăm khu đất trồng ngày nay.
Những loại saffron cao cấp nhất của Iran được thu hoạch từ các nông trại trồng hoa được kiếm soát chất lượng chặt chẽ nhất, với điều kiện canh tác hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng phân bón hóa học và các loại hóa chất. Mặc dù đúng là chúng giúp cây phát triển tốt hơn, nhưng chắc chắn phân bón hoá học sẽ gây hại cho nguồn đất và nước, cũng như ảnh hưởng xấu đến cây trồng trên nhiều khía cạnh khác.
Lịch sử về saffron
Có rất nhiều truyền thuyết và những câu chuyện lịch sử có thật gắn liền với saffron. Như vậy, có thể thấy nó không chỉ đơn thuần là một loại thảo dược mà chúng còn mang trong mình sứ mệnh lịch sử, nét đặc trưng văn hóa.
Loại gia vị đắt đỏ này có nguồn gốc từ các nước Tây Nam Á như Hy Lạp, sau đó được trồng nhiều ở Iran, Ấn Độ và Tây Ban Nha. Hiện chúng được nhân rộng ra và trồng ở nhiều vùng trên khắp thế giới ở nhiều quốc gia như Ý, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Mỹ…
Saffron chỉ thực sự được biết đến rộng rãi nhờ vào việc chúng được ứng dụng trong chế biến thực phẩm bởi các nước phương Tây. Những món bánh được làm tại Đức có hương vị hấp dẫn, màu sắc tươi ngon và khó tìm trong những loại bánh khác chính là nhờ vào loại gia vị đắt giá này. Sau đó chúng được săn lùng và được biết đến rộng rãi trong thế giới hiện đại.
Iran xuất khẩu đến hơn 250 tấn mỗi năm, chiếm hơn 85% sản lượng trên toàn thế giới, cùng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp và kinh nghiệm canh tác hơn 3000 năm của người dân, nơi đây là thủ phủ của saffron, cho ra đời những sợi nhụy hoa cao cấp và xuất sắc nhất.
Trước đây do Iran bị cấm vận, những hoạt động giao dịch quốc tế gặp nhiều trở ngại, tuy nhiên năm 2017, sau nhiều nỗ lực tìm hiểu, saffron VIETNAM đã đem sản phẩm saffron Iran về Việt Nam theo con đường nhập khẩu chính ngạch.
Tác dụng của saffron đối với sức khỏe
Lĩnh vực mà nhụy hoa nghệ tây được ứng dụng nhiều nhất là y học. Cả trong y học hiện đại lẫn y học cổ đại đều có những thành tựu nghiên cứu về loài thực vật đắt đỏ này.
Trong các tài liệu về các tác dụng của nhụy hoa nghệ tây được lưu truyền từ thời trung cổ, Nazemol Atebba – một thầy thuốc tài ba vào thời Qajar. Ông đã tỉ mỉ tập hợp toàn bộ những kinh nghiệm y học tự ngàn xưa cho đến thời của mình. Ông đã bổ sung không ít những đặc tính và công dụng của loại thảo dược quý này, mở rộng vốn hiểu biết về dược học cổ truyền.
Sau thời của ông hơn 50 năm, các nhà khoa học hiện đại mới dần đi thực nghiệm và đào sâu nghiên cứu, bổ sung thêm các thông tin hữu ích về nghệ tây mà ta biết đến ngày hôm nay.
Saffron có trên 150 hợp chất dễ bay hơi, tạo màu, tạo mùi, đồng thời cũng chứa các hợp chất không bay hơi có khả năng hoạt tính cao. Được biết, trong Saffron chứa ba chất chuyển hóa chính:
- Crocin là các hợp chất tạo nên màu đặc trưng của saffron
- Picrocrocin là những chất chính tạo nên vị
- Safranal là loại dầu dễ bay hơi chịu trách nhiệm cho mùi hương
Crocin và Safranal là những hợp chất chính đem lại các lợi ích tuyệt vời cho saffron. Crocin đã cho thấy các hoạt động dược lý khác nhau như chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, chống ung thư, học tập và tăng cường trí nhớ trong lĩnh vực dược phẩm.
- Crocin và crocetin là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong nhụy hoa nghệ tây giúp cải thiện trí nhớ. Các bệnh như Alzheimer và Parkinson có thể được ngăn ngừa và cải thiện khi sử dụng saffron.
- Nhụy hoa nghệ tây có chứa 5-hydroxytryptophan giúp sản xuất serotonin, góp phần xóa tan căng thẳng, mệt mỏi, khiến cơ thể thoải mái và thư giãn.
- Crocin trong saffron có lợi trong điều trị viêm khớp và ngăn ngừa hiện tượng loãng xương đáng kể. Thêm vào đó, chúng cũng có tác dụng chống viêm và giảm sưng ở khớp.
- Crocin và safranal cho thấy tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương mô do oxy hóa do đặc tính chống oxy hóa của nó, nhờ đó trung hòa axit dạ dày, làm sạch dạ dày, tăng tiêu hóa thức ăn, tăng cường gan và dạ dày, giúp ăn ngon miệng hơn.
- Safranal trong nhụy hoa nghệ tây cho thấy tác dụng giải lo âu và tăng tổng thời gian ngủ, hoạt chất này làm tăng thời gian ngủ chuyển động mắt không nhanh (NREM), rút ngắn thời gian ngủ của NREM và tăng cường hoạt động năng lượng delta của giấc ngủ NREM, rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị mất ngủ
- Crocin trong saffron còn tác động đến triệu chứng PMS ở phụ nữ, giúp điều hòa kinh nguyệt và có thể giúp giảm đau trong thời kỳ đèn đỏ.
- Thành phần sợi nhụy còn chứa các Carotenoids khác, bao gồm zea-xanthin, Lycopene, carotene α- và β là những chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lão hóa, hỗ trợ điều trị ung thư, nhiễm khuẩn và chúng hoạt động như những kháng thể.
- Nhụy hoa nghệ tây cũng chứa các vitamin A, C, các vitamin nhóm B, đem lại hiệu quả chăm sóc làn da căng mướt và trẻ trung, vitamin C giúp cải thiện các đốm nâu, giúp da đều màu và sáng hơn.
Cách sử dụng saffron
Người ta có thể sử dụng saffron theo nhiều cách khác nhau tùy vào mục đích. Một trong cách phổ biến mang lại tác dụng đối với sức khỏe là pha trà uống hàng ngày. Việc tiếp nạp các dưỡng chất có trong nhụy hoa qua đường uống dễ dàng và nhanh chóng nhất. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong nhiều món ăn nổi tiếng trên thế giới. Hương vị, màu sắc khiến cho các món ăn mang hương vị đặc sắc riêng và không thể tìm thấy trong bất cứ loại gia vị nào.
Bảo quản saffron sao cho đúng cách
Saffron chứa một hóa chất tự nhiên gọi là Crocin và đây là lý do tại sao chúng có màu đỏ thẫm. Crocin là thành phần quan trọng nhất trong nhụy hoa nghệ tây, nếu không có hợp chất này những sợi nhụy đều trở thành “rơm rác”. Loại hợp chất này có nhiều nhất khi sợi hoa còn tươi nhưng khi được dự trữ lâu, chúng bị biến đổi một phần thành một loại hợp chất được gọi là Safranal. Safranal là thành phần giúp cho saffron có mùi thơm đặc trưng không thể lẫn được với bất cứ loại thực phẩm nào.
Khi bảo quản Saffron, quá trình thay đổi này vẫn tiếp tục và không thể dừng lại được. Quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn nếu như các sợi nhụy không được bảo quản một cách hợp lý. Những yếu tố được cho là nguyên nhân thúc đẩy vào quá trình thay đổi này bao gồm nhiệt độ và ánh sáng. Do vậy, lời khuyên tốt nhất để bảo quản saffron là nên để ở nơi không có ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ hoặc độ ẩm cao.
Môi trường lý tưởng nhất để bảo quản saffron ở nhiệt độ 20 độ C, độ ẩm thấp hơn 40%. Không nên bảo quản trong tủ lạnh, dễ khiến cho nhụy hoa dễ nhiễm ẩm. Nếu được bảo quản đúng cách, có thể sử dụng nhụy hoa nghệ tây trong vòng 2 năm.
Đối tượng sử dụng được saffron
Nhụy hoa nghệ tây phù hợp với hầu hết tất cả các đối tượng vì chúng là loại thảo dược lành tính, như một gia vị sử dụng hằng ngày.
Saffron tốt cho người già
Sức khỏe của người già có xu hướng giảm dần theo thời gian. Lão hóa đi kèm với tăng khả năng mắc một hoặc nhiều bệnh mãn tính như bệnh hô hấp, viêm khớp, đột quỵ, trầm cảm và mất trí nhớ. Những vấn đề này có thể được hỗ trợ nhờ vào những hợp chất có trong saffron, ngăn ngừa lão hóa và tăng cường các hoạt động chức năng trong cơ thể.
Tác dụng của Saffron với phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh là đối tượng cực kì nhạy cảm. Những vấn đề liên quan đến sức khỏe dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé nên những sản phẩm họ sử dụng đều cần thận trọng. Theo Bs. Trần Châu Quyên, Saffron không chống chỉ định với bất cứ đối tượng nào, phụ nữ mang thai và sau sinh có thể sử dụng saffron với liều lượng 5-7 sợi/ngày. Hoạt chất crocin và các vitamin có trong saffron giúp mẹ sau sinh ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn, tâm trạng thoải mái và hạn chế khả năng trầm cảm. Khi tinh thần thoải mái sẽ giúp sữa về nhiều hơn, kích thích lợi sữa hơn.
Saffron cho trẻ em trên 1 tuổi
Các dưỡng chất crocin, và vitamin và khoáng chất có trong saffron hỗ trợ, điều trị những căn bệnh thường gặp như bệnh hen suyễn, cảm cúm, ốm vặt. Việc sử dụng nhụy hoa nghệ tây thường xuyên giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn so với những người cùng lứa tuổi.
Chị em đang gặp vấn đề về da
Saffron được ứng dụng rộng rãi trên thế giới trong lĩnh vực làm đẹp làm làm mỹ phẩm, nước hoa. Các vấn đề về da như mụn trứng cá, thâm nám, tàn nhang, cháy nắng… đều có thể được cải thiện đáng kể nhờ vào việc sử dụng nó. Xem chi tiết về việc làm đẹp của Saffron
Cải thiện sinh lý cho nam giới
Các nghiên cứu đã chỉ ra crocin và safranal trong saffron có nhiều tác động tích cực đối với đàn ông, chủ yếu giúp tăng cường sinh lý, tăng cảm giác ham muốn.
Tác dụng phụ của saffron
Saffron không có tác dụng phụ nếu bạn dùng đúng liều lượng mà FDA khuyên dùng. Theo FDA, người trưởng thành nên dùng mỗi ngày khoảng 0.1gr/ngày và khoảng 3gr/tháng. Theo Gohar Saffron, nhà cung cấp độc quyền của công ty CP Saffron Việt Nam, 0.1gr/ngày tương đương khoảng 50 sợi nhụy hoa. Khi sử dụng sai liều lượng, liều lượng quá cao (trên 15gr/ngày) có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, chóng mặt, hạ thân nhiệt…
Phân loại saffron
Phân loại Saffron theo định tính
Phân loại theo hướng định tính là cách phân loại dựa trên các đặc tính vật lý của saffron, ví dụ như dựa trên độ dài sợi, độ tuổi cây, cách xử lý sợi, màu sắc sợi nhụy,….
Phân loại saffron dựa trên độ dài sợi
Nhụy hoa nghệ tây được chia làm 5 loại chia theo cấp độ từ cao xuống thấp như Negin, Sargol, Pushali, Bunch, Konj. Sợi Negin, super Negin là loại sợi có chất lượng và hàm lượng dưỡng chất cao nhất trong tất cả các loại saffron trên thế giới.
- Negin: loại cao cấp và đắt đỏ nhất. Nhuỵ hoa được cắt bỏ phần gốc màu vàng, chỉ để lại phần chấm chân màu vàng và nguyên phần ngọn đỏ phía trên. Do có phần chấm chân vàng nên sợi có hương thơm đậm và chất dinh dưỡng cũng cao hơn hẳn so với các loại khác.
- Sargol (Allred): những sợi chỉ lấy phần màu đỏ phía trên và không có chân vàng. Sợi có màu đỏ đậm, cường độ màu sắc cao, nhưng không thơm và không nhiều dưỡng chất như loại Negin, vì vậy giá thành cũng thấp hơn Negin.
- Pushali: loại sợi được cắt sâu hơn Negin nên cũng dài hơn và có nhiều chân vàng hơn. Tuy nhiên do phần chân vàng dài nên trọng lượng bị tăng lên khá nhiều nhưng chất lượng lại kém hơn vì vậy nó có giá thành rẻ hơn cả Negin và Sargol (Allred).
- Bunch (Dasteh): loại sợi bao gồm cả phần chân nhuỵ lẫn đầu nhuỵ, nguyên vẹn y như khi mới hái. Tuy nhiên do phần chân vàng dài gấp nhiều lần nhuỵ nên loại này rất rẻ và cũng không phổ biến.
- Konj: là phần gốc màu vàng hoặc trắng (hoàn toàn không có sợi đỏ) được cắt ra sau khi người ta sản xuất các loại Negin, Allred,
- Pushali: loại này không còn giữ được quá nhiều giá trị dinh dưỡng nên rất rẻ.
Phân loại Saffron dựa trên độ tuổi cây
Nghệ tây là cây trồng lâu năm (8 năm), khi tuổi đời càng lớn đồng nghĩa với dưỡng chất mà cây trồng hấp thụ mất trong đất ngày càng giảm. Do đó, độ tuổi cây trồng cũng là yếu tốt quyết định chất lượng sợi nhụy nghệ tây.
- Saffron 4 – 5 tuổi (Độ tuổi vàng của cây): Đây là năm mà cây nghệ tây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, khi chúng đã bắt đầu ổn định, bám rễ sâu xuống lòng đất và lấy được nhiều dưỡng chất nhất. Sợi nhụy vào thời điểm này cũng được tích lũy những dưỡng chất này và cho ra những sản phẩm chất lượng cao nhất. Hiện tại chỉ có Saffron SALAM là dòng sản phẩm với những sợi nhụy được thu hoạch từ cây nghệ tây 4-5 năm tuổi. Đây cũng là một trong những lí do khiến Saffron SALAM trở thành dòng saffron cao cấp nhất thế giới hiện nay.
- Saffron từ 1 – 3 năm tuổi: Thời điểm mới gieo trồng nghệ tây vào những năm đầu, các chất dinh dưỡng trong đất chưa được cây hấp thụ một cách trọn vẹn. Vì vậy, những sợi nhụy được thu hoạch vào giai đoạn này chưa thực sự là loại tốt nhất.
- Saffron từ 6 năm tuổi trở lên: Với những cây nghệ tây trồng từ năm thứ 6 trở lên thì đất trồng đã bắt đầu mất dần chất dinh dưỡng, độ phì nhiêu giảm. Chính vì vậy cây nghệ tây cũng kém phát triển hơn, do đó, chất lượng sợi nhụy cũng giảm đi phần nào. Càng những năm về sau, cây trồng càng còi cọc và không cho ra sợi nhụy có độ dài, màu sắc tốt.
Phân loại Saffron dựa trên cách xử lý
Saffron còn có thể được phân loại thành dạng nguyên sợi, dạng bột hoặc dạng dầu. Trong quá trình thu hoạch, người ta phân sợi nhụy thành nhiều loại, dạng nguyên sợi đóng gói thành phẩm; dạng sợi vụn sản xuất dạng bột hoặc chiết xuất thành dạng dầu. Các sản phẩm này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và đáp ứng phù hợp với nhu cầu thị trường.
Phân loại Saffron theo định lượng
Là cách phân loại saffron theo tiêu chí về chất lượng, dựa trên các hoạt chất có trong saffron như crocin, safranal và picocrocin. Ngoài ra còn có thể đánh giá chất lượng saffron dựa trên độ ẩm, tạp chất,… Hiện nay tiêu chuẩn ISO 3632 đã ấn định cách phân loại tốt nhất được toàn thế giới công nhận. Theo đó, tiêu chuẩn này quy định chất lượng loại sợi phụ thuộc vào độ dài và hàm lượng dưỡng chất (chủ yếu là crocin, safranal, procrocrocin) có trong sợi nhụy.
Cách phân biệt Saffron thật giả
Vì giá của Saffron tương đối cao, nên có không ít những kẻ muốn làm giàu bất chính dựa vào đó để sản xuất hàng giả, hàng nhái. Có một loại sản phẩm đang bị nhiều người nhầm lẫn với nhụy hoa nghệ tây. Đây thực chất là một loại thảo dược có hình dáng bên ngoài hơi giống nên dễ bị đánh đồng là một.
Tuy nhiên, nếu đánh giá dựa trên một vài yếu tố, có thể nhận biết saffron một cách dễ dàng. Dựa vào một số tiêu chí sau:
- Saffron thật không bao giờ có vị ngọt. Nếu có vị ngọt, đó chắc chắn là saffron giả, có thể được ngâm trong mật ong. Saffron thật sẽ có vị hơi đắng khi cho vào miệng cắn.
- Yếu tố tiếp theo để đánh giá nhụy hoa nghệ tây là mùi vị, chúng có mùi vị rất đặc biệt, không thể nhầm lẫn với bất cứ loại gia vị nào khác. Hầu như các loại giả đều không có mùi thơm, nhưng với một lượng saffron nhỏ nhất cũng sẽ có mùi đặc trưng và nồng. Saffron thực sự là sự pha trộn của đất, mật ong, vani, cỏ khô hòa quyện lẫn nhau.
- Saffron chất lượng cũng có màu sắc khác hẳn với loại giả. Màu các sợi nhụy là màu đỏ thẫm và hình dáng thuôn dài về phía đầu nhụy. Với đặc tính này, các loại hàng giả không thể bắt chước được. Saffron thật sẽ không bị tan màu hoàn toàn khi cho vào nước mà vẫn giữ màu sắc nguyên bản của sợi, màu nước có màu vàng tươi, bắt mắt. Loại giả sẽ mất hoàn toàn màu sắc và bị tan rã sợi, nước chuyển dần sang màu cam đỏ.
Theo saffron.vn
Cập nhật các thông tin sức khỏe & mua hàng:
Tham khảo thêm sản phẩm khác