Là một món nằm trong danh sách “cao lương mỹ vị” thường phục vụ cho vua chúa thời xưa, và được rất lưu truyền như phương pháp làm đẹp của nhiều mỹ nhân cổ đại, vậy yến sào là gì? Những kiến thức cơ bản về yến sào dưới đây sẽ là những điều bạn không thể bỏ qua khi muốn bắt đầu sử dụng yến. Cùng tham khảo ngay nhé.
Yến sào/tổ yến là gì?
Yến sào, còn được gọi là tổ yến, là tổ của con chim yến. Tổ yến được làm từ nước bọt của loài chim này và có hình dạng giống chén trà bổ đôi hoặc múi cau. Con chim yến tiết nước dãi, và khi tiếp xúc với không khí, nước dãi đông cứng lại tạo thành tổ yến. Tổ yến là một loại thực phẩm quý, giàu protein và có giá trị dinh dưỡng cao. Trước đây, tổ yến chỉ được khai thác từ các vách đá cao và số lượng rất ít, vì vậy nó được mệnh danh là món ăn quý hiếm.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, con người đã xây dựng được các nhà nuôi yến giống với môi trường sống của chúng để dẫn dụ chim vào ở và làm tổ, giúp việc khai thác và cung cấp yến ra thị trường dễ dàng và an toàn hơn. Thời điểm thu hoạch tổ yến tốt nhất là trước khi chim đẻ trứng hoặc sau khi chim non rời tổ. Yến sào không chỉ là món ăn ngon mà còn có giá trị trong y học truyền thống và hiện đại.
Lịch sử dụng yến sào/tổ yến tại Việt Nam
Lịch sử khai thác tổ yến sào tại Việt Nam đã có từ thời nhà Trần (1225-1400), tập trung chủ yếu tại vùng biển Khánh Hòa. Theo các tài liệu cổ, đảo yến đầu tiên được tìm thấy tại vịnh Nha Trang bởi một vị tướng tên Lê Văn Đạt. Ông đã dâng sản vật quý này lên vua Trần Anh Tông, từ đó yến sào được xem như vật phẩm tiến vua và trở thành biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý. Yến sào được hình thành từ nước bọt của loài chim yến, và quá trình này mất khoảng 30-45 ngày, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và sức khỏe của chim yến. Việt Nam có nhiều vùng miền nổi tiếng với nghề khai thác và nuôi yến, bao gồm Khánh Hòa, Cần Giờ, và các tỉnh ven biển miền Trung. Yến sào Việt Nam không chỉ là món ăn ngon mà còn là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng bậc nhất, với hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Công dụng của yến sào/tổ yến là gì?
Tổ yến có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người nên từ thời xa xưa đã được ứng dụng sử dụng nhiều trong các món ăn, uống như một loại cao lương mỹ vị. Đặc biệt vua chúa thời xưa rất ưa chuộng loại tổ yến này, và thường sử dụng để bồi bổ sức khỏe, dưỡng nhan sắc.
Tổ yến có giá trị cao, một phần là bởi để lấy được tổ yến rất khó khăn hiểm trở, và số lượng tổ yến trong tự nhiên không nhiều. Ngày nay, người ta phát minh ra nhiều công nghệ để dẫn dụ chim yến, từ đó chim yến thay vì làm tổ trên các vách núi đá, hang động sẽ vào trong nhà làm tổ. Các nhà yến này sẽ giúp bảo vệ và phát triển đàn chim yến, vì vậy mà sản lượng yến nhà đạt cao gấp nhiều lần tổ yến tự nhiên trên đảo.
Nhiều người cho rằng phải yến thu hoạch từ tự nhiên mới là tốt nhất, tuy nhiên yến nhà hay yến đảo chỉ khác nhau về vị trí làm tổ, còn về chỉ số, hàm lượng dưỡng chất cơ bản có trong tổ yến gần như không khác biệt.
Phân biệt yến thật giả
Do yến sào có giá trị cao nên việc làm giả cũng diễn ra rất nhiều, yến giả thường được làm từ rong biển, gelatin, hay được độn thêm từ rất nhiều loại thành phần khác nhau như nấm, rau củ,… thậm chí còn được tẩy trắng, hoặc từ yến trắng làm thành huyết yến (loại yến màu đỏ) để tăng giá trị sản phẩm và thu lợi nhuận.
Để không tiền mất tật mạng, vừa tốn tiền vừa ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng, dưới đây là một số đặc điểm của yến tự nhiên và yến giả, yến tẩy trắng, yến độn,… mà bạn có thể tham khảo để nhận biết khi mua và sử dụng yến.
Yến thật tự nhiên:
- Màu trắng mờ và tách rời với các tạp chất khi nhìn bằng mắt thường
- Có mùi vị gần giống mùi lòng trắng trứng
- Kích thước các tổ không đồng đều, tổ to tổ nhỏ
- Tổ yến rất khô và giòn, dễ vỡ kể cả khi để lâu ở nhiệt độ phòng thông thường
- Yến không bị tan ra khi chưng mà nguyên từng sợi
Tổ yến làm giả:
- Nếm có vị ngọt
- Tổ yến giả có trộn lẫn phụ gia nên sẽ có độ dẻo dai khi để ở nhiệt độ phòng, và khó vỡ, nhiều tổ yến giả còn rất cứng.
- Khi ngâm nước có màu sắc khác với màu ban đầu và mùi hôi lạ
- Yến sẽ bị nhão hoặc tan ra khi chưng 2-3 phút
- Dưới ánh sáng tổ yến trong suốt và còn phản quang được thì là yến giả
- Với những cách phân biệt trên hi vọng bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích giúp mua yến sào chuẩn tự nhiên, yến thật chất lượng.
Tác dụng của tổ yến
Yến sào được xem như “tiên dược” nếu ăn đúng cách, bởi yến chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá và có lợi cho sức khỏe con người. Trong tổ yến có chứa 42,8 – 54,9% protein, cùng với đó là nhiều các acid amin thiết yếu như cystein, phenyllamin, tyrosin…, các vitamin B, C, E, PP, các khoáng chất natri, sắt, phosphor và các nguyên tố vi lượng.
Ăn yến đều đặn sẽ đem lại những tác dụng như:
- Tăng cường miễn dịch, hồi phục sức khỏe
- Chống lão hóa, giúp làn da căng mịn, sáng khỏe
- Bảo vệ mắt, nâng cao thị lực, tốt cho giác mạc
- Cải thiện tiêu hóa
- Phục hồi sức khỏe, ngừa rụng tóc, ngủ ngon hơn cho phụ nữ sau sinh
- Cải thiện sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa viêm khớp, góp phần tái tạo sụn
- Bảo vệ não bộ và thần kinh, tốt cho người bệnh alzheimer, parkinson
Với tất cả những lợi ích tuyệt vời kể trên, yến chưng luôn là lựa chọn hàng đầu để sử dụng cho người cao tuổi, người mới ốm dậy, chị em sau sinh, và cả nhiều chị em cũng ăn yến mỗi ngày để dưỡng nhan, giúp nhan sắc ngày càng trẻ trung tươi tắn.
Cách chưng yến chuẩn thơm ngon
Cách chưng yến khá đơn giản và nhanh chóng, dưới đây, Saffron Đà Nẵng sẽ hướng dẫn cho các bạn một số công thức chưng yến thơm ngon bổ dưỡng được yêu thích nhất. Cách chưng yến với đường phèn táo đỏ
Trước khi chưng yến cần sơ chế yến:
- Với yến tinh chế chỉ cần ngâm nước để yến nở ra trong 10-15 phút, sau đó loại bỏ hết tạp chất dính vào, rửa sạch để ráo.
- Với tổ yến thô còn nguyên lông, thì cần ngâm nước 1-2 giờ, sau đó vớt ra đĩa trắng, dùng nhíp gắp sạch lông ra khỏi tổ yến, rửa sạch và để ráo.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 3-5gr yến sào (cho 1 người ăn)
- 4-5 quả táo đỏ
- Đường phèn tán nhỏ, tùy lượng vừa ăn
- Thố chưng
- Cách làm:
Táo đỏ ngâm nở 15-20p
- Cho yến vào thố chưng, rót nước ngập yến, lượng nước cao ngập yến 2 đốt ngón tay
- Cho thêm táo đỏ vào thố, thêm đường phèn
- Đặt thố chưng vào giữa nồi nước, nước trong nồi chỉ ngập 1/4 thố để tránh trào nước vào thố
- Bật bếp, đun lửa lớn đến khi nước trong nồi sôi, hạ lửa nhỏ đun liu riu 25-30 phút
- Tắt bếp, lấy thố ra khỏi nồi và thưởng thức yến chưng táo đỏ đường phèn thơm ngon.
- Cách chưng yến với gừng
Chưng yến với gừng là cách làm đơn giản được rất nhiều chị em áp dụng, công thức rất dễ làm.
Nguyên liệu:
- 3-5gr yến đã sơ chế (nhặt sạch tạp chất, ngâm nở mềm (tham khảo ở mục yến chưng táo đỏ đường phèn))
- Đường phèn tùy khẩu vị
- 1 nhánh gừng nhỏ
- Thố chưng
Cách làm:
- Cho yến đã sơ chế vào thố chưng, rót nước ngập yến, lượng nước cao ngập hơn 2 đốt ngón tay
- Cho thêm đường phèn vào thố
- Đặt thố chưng vào giữa nồi nước, lượng nước ngập 1/4 thố
- Bật bếp, đun lửa to đến khi nước trong nồi sôi, hạ lửa nhỏ đun liu riu khoảng 20 phút
- Gừng gọt rửa sạch, thái sợi, cho vào thố chưng
- Đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
- Yến chưng Saffron đường phèn
Nguyên liệu:
- 3-5gr yến sào (cho một người dùng, yến đã sơ chế nhặt sạch tạp chất, ngâm nở mềm (tham khảo ở mục yến chưng táo đỏ đường phèn)
- 10-15 sợi Saffron
- Đường phèn tùy khẩu vị
- Thêm 4-5 quả táo đỏ, 1 ít kỷ tử nếu có
Cách làm:
- Yến sơ chế cho vào thố chưng, rót nước ngập yến cỡ 2 đốt ngón tay
- Thêm đường phèn, táo đỏ đã ngâm nở 15-20 phút, kỷ tử.
- Cho thố chưng vào giữa nồi nước, nước trong nồi ngập 1/4 thố chưng
- Bật bếp cho lửa to đến khi nước trong nồi sôi, giảm lửa đun liu riu 25-30 phút
- Tắt bếp, lấy thố ra khỏi nồi nước, thả thêm Saffron vào thố và khuấy đều, rồi thưởng thức
Lưu ý khi chưng yến
- Ngoài công thức chưng yến trên, bạn nên lưu ý một số điều để chưng yến được bổ dưỡng và thơm ngon nhất, giữ trọn vẹn giá trị có trong tổ yến nhé.
- Thời gian chưng yến từ 20-30 phút là tốt nhất, không nên chưng quá lâu sẽ vừa mất ngon vừa giảm giá trị dinh dưỡng
- Nhiệt độ chưng yến cần đảm bảo không quá nóng, sôi lớn, chỉ đun liu riu với mức nhiệt khoảng 85 độ C
- Yến ăn nóng sẽ đảm bảo vị ngon hơn và không bị tanh khó ăn nếu ăn không quen, không nên hâm lại yến ăn, tốt nhất nên chưng mới khi cần sử dụng.
- Chưng yến có cho nước vào thố, lượng nước ngập yến khoảng cỡ 2 đốt ngón tay.
Với những công thức chưng yến và lưu ý chi tiết trên đây, chắc chắn bạn sẽ có được một bát yến chưng thơm lừng và giàu dưỡng chất.
Yến chưng ăn lúc nào là tốt nhất? Có nên ăn hằng ngày?
Thời điểm ăn yến tốt nhất
Thời điểm tốt nhất để ăn yến chưng là vào buổi sáng khi ngủ dậy, yến chưng cũng có thể thay thế cho món ăn sáng một cách tuyệt vời với nhiều dưỡng chất và năng lượng. Buổi sáng lúc bụng đang đói sẽ giúp hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng có trong yến.
Hạn chế ăn yến khi no bởi có thể khó tiêu, đầy hơi. Ngoài thời điểm buổi sáng, có thể ăn yến vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc ăn giữa các bữa chính. Ví dụ ăn vào lúc 9-10 giờ sáng, hoặc 3-4 giờ chiều, lúc này bữa sáng và bữa trưa đã được tiêu hóa hết, ăn yến sẽ hấp thu dưỡng chất được trọn vẹn hơn.
Liều lượng sử dụng yến theo độ tuổi
Ở mỗi độ tuổi và tùy vào thể trạng có thể sử dụng một lượng yến sào khác nhau để bồi bổ sức khỏe cơ thể, thông thường:
- Với trẻ em: Dùng 2-3gr yến sào mỗi lần, tuần 1-2 lần cho bé là đủ.
- Với người lớn trên 18 tuổi và có thể trạng bình thường: Ăn yến sào từ 1-2 lần/tuần với liều lượng 3-5gr mỗi lần.
- Với người đang ốm hoặc vừa ốm dậy, người suy nhược, stress, làm việc lao lực: 10gr yến mỗi lần, sử dụng 3-4 lần/tuần, khi cơ thể phục hồi thể trạng nên giảm lượng và tần suất xuống.
- Với phụ nữ mang thai: Dùng yến khi thai đủ 3 tháng tuổi trở lên, ăn 2 lần mỗi tuần, liều lượng từ 1-2gr/lần. Sau đó nếu ăn được thì tăng lượng lên 3-5gr/lần, 2-3 lần/tuần, nên thêm ít gừng để ấm bụng hơn khi ăn nhé.
- Với người cao tuổi: Dùng không quá 10gr yến/lần, tuần 2-3 lần.
- Với người thể trạng to béo, thừa đạm: Chỉ nên dùng yến mỗi tuần 1 lần, từ 3-5gr để duy trì sức khỏe, ăn nhiều yến có thể làm tăng lượng đạm bên trong cơ thể.
- Ai nên ăn yến và ai không nên ăn yến sào
Những người nên ăn yến sào đều đặn:
- Trẻ em độ tuổi đi học cần tăng cường miễn dịch, phát triển trí não
- Người cao tuổi sức khỏe kém, ăn ít
- Bà bầu từ 3 tháng tuổi trở lên
- Người làm việc lao lực, vất vả, stress mệt mỏi
- Người trưởng thành, chị em phụ nữ ăn yến dưỡng nhan, bồi bổ sức khỏe
- Ai nên ăn yến và ai không nên ăn yến sào
- Những người không nên ăn yến:
- Người đang ho sốt, cảm mạo, đau đầu
- Người bị đau bụng, đầy bụng
- Những người mắc bệnh như viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu
- Trẻ em dưới 7 tháng tuổi
- Người hấp thu kém, suy dương, tiểu trong
Bạn nên lưu ý để tránh sử dụng yến không phù hợp sẽ vừa không phát huy được tác dụng lại khiến cơ thể thêm khó chịu mệt mỏi nhé.
Cách bảo quản yến
Yến chưng bảo quản khá đơn giản nên bạn không phải lo lắng khi sử dụng yến, tùy vào từng loại yến khô, yến tươi hay yến đã chưng sẽ có cách bảo quản khác nhau.
- Với yến nguyên tổ (yến thô hoặc yến tinh chế): bảo quản nơi khô ráo thoáng mát và sạch sẽ, không để yến ở những nơi ẩm thấp, hoặc có ánh nắng chiếu vào có thể khiến yến bị ẩm mốc hoặc mất đi dưỡng chất.
- Với yến đã ngâm nước (yến tươi): Yến đã ngâm nước và làm sạch tạp chất, bạn có thể để ráo, phơi trong máy lạnh 30-60 phút.
- Để ngăn mát tủ lạnh: bảo quản được trong một tuần, yến cho vào túi zip hoặc hộp kín, nhiệt độ thích hợp khoảng 4 độ C.
- Để ngăn đá tủ lạnh: bảo quản được từ 3-5 tháng, yến cho vào túi zip hoặc hộp kín.
- Với yến đã chưng nhưng không sử dụng hết: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 1 tuần là tốt nhất.
Lưu ý: Yến đã chưng không sử dụng hết nếu không đậy nắp kín và bảo quản đúng cách, sau 1-2 ngày yến sẽ tan thành nước.
Trên đây là giải đáp từ a-z về yến sào là gì cũng như tất cả những điều cơ bản bạn nên nắm rõ trước khi sử dụng yến. Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn sẽ dùng yến hiệu quả hơn, đem lại tác dụng vượt trội khi sử dụng.
Cập nhật các thông tin sức khỏe & mua hàng:
Tham khảo thêm sản phẩm khác